Những Điều Bạn Cần Biết Về Xuất Tinh Ra Máu

Bình thường, tinh dịch khi xuất ra có màu trắng ngà. Khi tinh dịch có máu (bằng mắt thường nhìn thấy tinh dịch có màu đỏ, hồng hoặc khi xét nghiệm thấy có máu trong tinh dịch) thì gọi là xuất tinh ra máu.

Trường hợp tinh dịch có lẫn máu từ ngoài vào như rách hãm quy đầu, rách, rạn rách da quy đầu, đặc biệt trong những trường hợp quan hệ mạnh, thì không gọi là xuất tinh ra máu..

Xuất tinh ra máu thực sự đáng quan ngại khi nó là triệu chứng của một bệnh thực thể. Khi đó người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như: tiểu buốt,tiểu đau, có lẫn máu trong nước tiểu; đau khi xuất tinh; sốt nhẹ; đau lưng dưới; đau bụng dưới; đau, sưng ở vùng tinh hoàn, bìu, bẹn.

Xuất Tinh Ra Máu Có Nguy Hiểm Không

Nguyên nhân xuất tinh ra máu

Viêm do nhiễm khuẩn:

 Đây là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây xuấttinh ra máu, có thể là viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt,viêm niệu đạo, viêm lao mào tinh hoàn - tinh hoàn... Chiếm khoảng 40% các trường hợp xuất tinh ra máu là do viêm túi tinh. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến sung huyết và phù nề các ống, các tuyến của đường dẫn tinh: túi tinh,tuyến tiền liệt, niệu đạo,  rồi gây xuất tinh ra máu. Đồng thời khi b viêm, túi tinh bị phù, tắc nghẽn khiến xuất tinh, túi tinh tăng cường co bóp làm đứt mạch máu cũng dẫn đến xuất tinh ra máu.

Do viêm tuyến tiền liệt:

 Sẽ làm tinh dịch bị biến đổi, cũng có thể khiến khixuất tinh thì tinh dịch có lẫn máu... Xuất tinh ra máu có thể xuất hiện sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, chạy tia xạ trong ung thư tuyến tiền liệt, sau thắt ống dẫn tinh, sau cắt tinh hoàn...

Tổn thương niệu đạo:

 Quan hệ tình dụcquá dày sẽ dẫn đến tuyến tiền liệt, túi tinh tắc nghẽn và gây xuất tinh ra máu.Đặc biệt khi quan hệ mà tâm lý căng thẳng hoặc tư thế không thuận lợi cũng dẫnđến niêm mạc niệu đạo tổn thương, có thể dẫn xuất tinh kèm máu.

Xuất Tinh Ra Máu Nguyên Nhân Do Đâu

Túi tinh có vấn đề:

Chẳng hạn tắc túi tinh hoặc xuất hiện các nang gây căng giãn túi tinh, kết quả là khiến cho cácmạch máu dưới niêm mạc bị vỡ.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh:

 Cổ bàng quang có rất nhiều mạch máu trực tiếp nối đến sau niệu đạo, một số tĩnh mạch nhỏ di chuyển giãn mở rộng, sau khi xuất tinh niệu đạo co thắt mạch, làm đứt các tĩnh mạch nhỏ dẫn đến xuất tinh ra máu.

Ung thư:

 Các loại ung thư ở cơ quan tiết niệu và sinh dụcnam như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, ulympho... dễ gây xuất tinh ra máu.

Các bệnhthực thể khác: 

Các bệnh toàn thân có thể gây xuất tinh ra máu là rối loạn đông máu, bệnh ưa chảymáu (hemophilie), xơ gan, viêm gan mạn tính... 

Điều trị xuất tinh ra máu

Trong tất cả các trường hợp, nếu xuất tinhra máu cần điều trị thì nên điều trị dựa vào nguyên nhân mới có hiệu quả. Việc điều trị có thể thực hiện bằng phương pháp nội khoa và phương pháp ngoại khoa.

Xuất Tinh Ra Máu Cần Được Điều Trị

Điều trị nội khoa:

 Được chỉ định xử trí điều trị cho các trường hợp viêm và nhiễm khuẩn. Trong trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn thông thường, điều trị theo kết quả củakháng sinh đồ là hợp lý nhất. Nếu không có kết quả kháng sinh đồ thì sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm. Nên  lựa chọn những loại kháng sinh nào có phổ rộng tác dụng với họ vi khuẩn Enterobacteria, chủ yếu là Escherichia coli;đặc biệt là ở những người trẻ, thuốc phải có tác dụng với cả Chlamydia. Sử dụngnhóm thuốc Quinolon như Ciprofloxacin, Norfloxacin, Levofloxacin hay Gatifloxacin; liều uống từ 400 đến 500mg mỗi ngày, uống trong vòng 2 tuần đến 1tháng. Nếu không có Quinolon, có thể thay thế bằng Trimethoprim phối hợp vớiSulfamethoxazol như Bactrim viên 480mg, uống từ 2 đến 4 viên mỗi ngày kết hợp Doxycyclinviên 100mg, uống từ 1 đến 2 viên mỗi ngày, dùng trong khoảng 10 đến 15 ngày.Cũng có thể dùng Metronidazol viên 250mg, uống từ 2 đến 4 viên mỗi ngày kết hợpvới Clindamycin hay Erythromycin dùng trong 2 tuần. Đồng thời dùng phối hợp với các thuốc chống viêm giảm phù nề, thuốc cầm máu như Alpha chymotrypsin viên4,2mg, dùng 4 viên mỗi ngày trong 7 ngày và các thuốc cầm máu như Transaminviên 500mg, uống 2 đến 4 viên mỗi ngày, uống trong 5 đến 10 ngày. Trong trường hợp bị bệnh lao sinh dục - tiết niệu, phải thực hiện điều trị theo phác đồ chữa rị bệnh lao được quy định.

Điều trị ngoại khoa:

 Được chỉ định thực hiện tùy theo từng trường hợp cụ thể. Tiến hành phẫu thuật mở hay nội soi như nội soi qua đường niệu đạo hoặc nội soi qua ổ bụng. Xử trí can thiệp ngoại khoa nên thực hiện trong các trường hợp có bệnh lýtại chỗ như tắc túi tinh, nang túi tinh hay sỏi túi tinh; các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh  như ở ống dẫn tinh, túi tinh; ung thư tinh hoàn và giãn tĩnh mạch niệu đạo.